Bất chấp vé máy bay tăng 'khủng', vẫn có 8 triệu người đi chơi lễ 30.4
Những giá trị nổi bật của vùng đất Hoa Lư - Ninh Bình với trữ lượng tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn đặc sắc, phong phú là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nhân văn. Khu danh thắng Tràng An cũng được xác định là địa danh được đầu tư để trở thành một khu du lịch quốc gia, tầm cỡ quốc tế… trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tại Việt Nam.'Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 50: Bà Giang và con gái căng thẳng
Những chặng đường bụi bặm tập 7 có những diễn biến xoay quanh việc sau một hành trình đi cùng ông Nhân trở về nhà, Nguyên bị xã hội đen đòi nợ với số tiền gần 4 tỉ đồng. Ông Thụy đã đứng ra trả nợ cho cháu với điều kiện 4 năm sau nếu Nguyên không trả lại tiền cho ông thì anh phải thế chấp thư viện sách. Sau đấy Nguyên muốn trở lại nơi mình từng làm mất lọ tro cốt của bố để tìm.Ở vài diễn biến khác, có thể thấy ông Thụy tiếp tục nhờ ông Nhân đi cùng Nguyên để tìm lại lọ tro cốt. Tung tích vợ con ông Nhân vẫn được ông Thụy cho người tìm kiếm và đảm bảo sẽ tìm ra. Ông Nhân đồng ý tiếp tục đi cùng Nguyên.Những chặng đường bụi bặm tập 8 lúc 20 giờ 45 tối nay 14.3 trên VTV3 tiếp tục những nội dung cho thấy Nguyên và ông Nhân trở lại khu chợ, nơi có một nhóm trẻ em và bọn cầm đầu đi xin đểu, trộm cắp. Họ tìm thấy cậu bé tên Phỏm (Đức Phong), chính là cậu bé móc trộm ví của Nguyên và Linh Đan (Quỳnh Châu), cũng như đã lấy cắp lọ tro cốt. Đây cũng là nhóm từng lấy cái túi của ông Nhân. Sau khi dọa dẫm cậu bé Phỏm, họ đã liên lạc được với tên cầm đầu. Hắn đòi tiền chuộc là 30 triệu đồng mới đưa lại lọ tro cốt.Những chặng đường bụi bặm tập 8: Nguyên có lấy lại được lọ tro cốt của bố?
Trần Quyết Chiến không được xếp hạt giống, rơi vào nhánh đấu nặng ở đấu trường quốc nội
Hiện tại đang nuôi 2 con mèo để làm thú cưng, Võ Thị Phương (24 tuổi), ngụ ở đường Quách Xân, P.Hòa Minh, Q.Liên Chiểu (TP.Đà Nẵng), chia sẻ bắt đầu chăm sóc chúng từ năm 2019. “Ban đầu mình nuôi 5 con nhưng hiện tại chỉ còn có 2. Mình thương tụi nó nên xem như người thân, gọi con và xưng mẹ. Thời gian rảnh mình đều quấn quýt bên tụi nó, vuốt ve, ôm ấp và thậm chí là cho ngủ chung”, Phương chia sẻ.
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.
Cha liệt 2 chân ngày ngày bán tăm bông nuôi 2 con
Theo báo cáo của Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, trong ngày 3.2, có khoảng 83,5% người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn đi làm trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Đối với các doanh nghiệp sử dụng lượng người lao động lớn (hàng chục ngàn) thì tỷ lệ này còn cao hơn. Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Đặng Tuấn Tú - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam (xã Thạnh Phú, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai) cho biết, trong ngày đầu đi làm, tỷ lệ người lao động đi làm trở lại đạt 88%.Công ty Chang Shin Việt Nam TNHH có khoảng 38.500 lao động, trong ngày đầu năm mới, toàn bộ người lao động đều được công ty lì xì số tiền 200.000 đồng/người, tổng số tiền ước tính gần 8 tỉ đồng.Tại Công ty TNHH Pousung Việt Nam (KCN Bàu Xéo, H.Trảng Bom, Đồng Nai), tỷ lệ người lao động quay trở lại làm việc sau tết đạt 91%. "Số còn lại đang trong thời gian nghỉ phép về quê và nghỉ thai sản", Chủ tịch công đoàn cơ sở Lê Nhật Trường nói.Còn tại Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam (P.Hóa An, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) tỷ lệ này đạt hơn 92%. Cả Công ty TNHH Pousung Việt Nam và Công ty TNHH Pou Chen Việt Nam đều thuộc Tập đoàn Pou Chen, chuyên gia công giày cho các thương hiệu nổi tiếng, số lượng người lao động dao động từ 15.000 - 20.000.Theo Liên đoàn Lao động tỉnh Đồng Nai, dự kiến trong 2 ngày (4 - 5.2), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có số lượng người lao động lớn như Công ty Cổ phần TKG Taekwang Vina, Tập đoàn Phong Thái... sẽ mở cửa làm việc trở lại.